Áo dài là một nghệ thuật
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:

Áo dài màu trắng (thường là áo dài nữ sinh) tại Hồ Gươm
Áo dài màu đỏ (thường dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
- Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
- Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành:
- Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay…
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
- Đài các chân ngà ai bước khẽ
- Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)
- đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa… (Em hiền như Ma-soeur)
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
- Biển dâu sực tỉnh giang hà
- Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
- Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
- Hôm xưa em đến mắt như lòng
- Nở bừng ánh sáng em đi đến
- Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam:
- Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
- Non sông gấm vóc mở đôi tà
- Tà bên Đông Hải lung linh sóng
- Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
- Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
- Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
- Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
- Hương lúa ba miền thơm thịt da.